Trong quá trình xây dựng, bên cạnh chất lượng thì biện pháp thi công lắp đặt đường ống nước HDPE đúng quy trình kỹ thuật là điều cần thiết và quan trọng. Điều đó sẽ giúp cho đường ống chắc chắn, không bị hỏng hóc và không xảy ra vấn đề gì trong quá trình hoạt động, vận hành. Điều này cũng giúp cho người sử dụng bớt đi gánh nặng về chi phí sửa chữa. Hãy cùng Thuận Thông tìm hiểu về quy trình thi công lắp đặt đường ống nước HDPE đạt chuẩn sau đây
#Hướng dẫn thi công lắp đặt đường ống nước HDPE chuẩn
Ống nhựa HDPE là gì?
Ống nhựa HDPE là tên viết tắt của density polyethylene, đây là loại ống được sử dụng chất liệu Polyethylene nhiệt dẽo từ quá trình lọc dầu có độ bền tương đối cao. Mật độ ống nhựa HDPE có thể nằm trong 0,93-0,97 g / cm3 hoặc 970 kg/m3.
Mặc dù ống nhựa HDPE có mật độ tương đối thấp nhưng do ít phân nhánh nên nó có lực liên kết phân tử mạnh, do đó có độ bền kéo cao.
Trong gần 50 năm qua thì ống nhựa HDPE được sử dụng để vận chuyển chất lỏng, khả năng chịu áp lực cực mạnh và có thể chống chịu lại sự ô xi hóa hay tác động từ ngoại tốt.
Ngoài ra các mối hàn HDPE được sử dụng bằng công cụ hàn nhiệt nên khả năng rò rỉ là rất khó xảy ra, cải tiến trong ống nhựa HDPE thì người ta thường dùng cho hệ thống ống cấp nước sinh hoạt thành phố, gia đình và ống thoát nước công ty, xí nghiệp lớn
Mục Lục
Kích thước, đường kính ống nhựa HDPE
Kích thước đường ống nhựa HDPE thường được phân theo tiêu chuẩn kích thước sau đây:
+ Phi 20, Ø 25, Ø 32, Ø 40, Ø 50, Ø 63, Ø 75, Ø 90, Ø 110, Ø 125, Ø 140, Ø 160
+ Tiêu chuẩn vật liệu: PE100
+ Áp lực: 6PN, 8PN, 10PN, 12PN, 5PN, 16PN, 20PN
Phân loại ống nhựa HDPE
Đường ống không áp
- Các đường ống này sử dụng trọng lực để hoạt động bằng cách vận chuyển dòng chảy từ nơi cao hơn đến các điểm tiêu thụ
- Đặc điểm hệ thống ống này là không cần đến động cơ hay bất kì năng lượng nào khác. Dễ dàng quản lí vận và vận hành đơn giản. Được sử dụng rộng rãi ở những nơi có địa hình thuận lợi, có độ dốc cao
Đường ống có áp
Với hệ thống ống này ta cần sử dụng bơm trợ lực để tăng áp lực nước trong đường ống cấp đến các thiết bị sử dụng nước, hệ thống này có đặc điểm như sau:
- Dễ dàng quản lí được áp lực nước trong đường ống
- Khả năng cung cấp nước được hiệu quả hơn
- Hệ thống không bị ảnh hưởng bởi địa hình
- Quá trình lắp đặt cần thực hiện kĩ càng, tránh áp lực mạnh gây phá vỡ đường ống, gây rò nước
Ưu nhược điểm của ống nhựa HDPE
Ống nhựa HDPE được sử dụng rộng rãi làm ống thoát nước, ống cấp nước. Vậy sản phẩm có những ưu nhược điểm nào?
- Ống nhựa rất bền bỉ, không bị ăn mòn bởi hóa chất mạnh, không bị oxy hóa. Sản phẩm có độ bền cao nên tiết kiệm chi phí lắp đặt và sửa chữa.
- Ngoài ra vật liệu có sự đa dạng về kích thước ống đem lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Ống nhựa HDPE rất dễ uốn, phù hợp với những địa hình phức tạp ngoằn ngoèo trong lòng đất.
- Bên cạnh đó điểm hạn chế của sản phẩm này là việc khắc phục các mối nối của ống nhựa rất khó khăn nếu có xảy ra hư hỏng.
Hướng dẫn thi công lắp đặt đường ống nước HDPE chuẩn
Sau đây Thuận Thông xin giới thiệu tới các bạn một số bước lắp đặt đường ống nước HDPE. Các bước này được chọn lọc và kiểm định nghiêm ngặt về thông tin đầu ra do đó bạn cần quan tâm lưu giữ lại.
Bước 1: Thiết kế bản vẽ biện pháp thi công đường ống cấp nước HDPE
Để thực hiện đúng yêu cầu kĩ thuật trong quá trình thi công ống cấp nước HDPE thì bạn cần phải có bản vẽ chi tiết, tính toán đầy đủ để tránh trường hợp hỏng hóc, đi sai lệch quy trình làm tốn phí sửa chữa
Bước 2: Đào rãnh
Đây là việc đầu tiên cần làm trước khi thi công ống nhựa HDPE. Độ rộng của rãnh được xác định bởi số lượng ống dự kiến đặt vào. Bạn phải làm sao cho ống ở vị trí trên cùng cách mặt nền lớn hơn ít nhất 0.6m (thông thường) hoặc 1,2m (nếu phải chịu áp lớn).
Ống dưới cùng không được đặt trên mặt nền đá cứng hay đá cuội mà phải đặt trên lớp cát nền đã được làm phẳng và đầm chặt tay. Nhân sự thi công cần nắm rõ những kỹ năng này để đảm bảo ống hoạt động tốt và bền bỉ.
Bước 3: Đặt ống:
Hãy cắt ống bằng dụng cụ chuyên dụng sao cho vuông góc với đường tâm ống. Vát hai phần đầu mép ống để lắp đặt dễ dàng hơn. Sau đó tháo rời nắp và đẩy nắp cùng vòng xiết với vòng chặn vào ống.
Tiếp tục đẩy thẳng tâm đầu ống vào phụ tùng cho tới khi đầu ống chạm vào phần gờ chặn ở trên thân phụ tùng. Vặn chặt phần nắp vào thân phụ tùng.
Bước 4: Cố định ống và lấp rãnh lại
Nếu có hơn 1 đường ống HDPE trong rãnh thì thao tác cuối cùng là cố định ống. Khoảng cách giữa các ống phải đảm bảo các tiêu chí sau:
+ Với ống có đường kính trong từ 20mm – 75mm thì khoảng cách trái – phải và trên – dưới là 50mm.
+ Với ống có đường kính trong từ 90mm – 160mm thì khoảng cách trái – phải và trên – dưới là 70mm.
Bước 5: Tiến hành các bước hàn nối ống nhựa
Để thực hiện hàn nối ống nhựa, cần yêu cầu các nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao, thực hiện cẩn thận.
Đầu tiên cần chuẩn bị máy hàn ống, cắm điện 220V để ở nhiệt độ 260 độ C. Tiếp theo cần chuẩn bị ống và phụ kiện ống nhựa cần thiết cho mối nối. nên làm sạch bề mặt đầu ống trước khi đặt ống vào máy hàn để đảm bảo múi nối được bền chặt.
Bước cuối cùng trong biện pháp thi công đường ống cấp nước HDPE là tiến hành hàn nóng chảy. Công đoạn này yêu cầu đảm bảo vật hàn thẳng góc với đầu hàn.
Lưu ý khi thi công lắp đặt đường ống nước HDPE
Trong quá trình tiến hành thi công đường ống cấp nước bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Trường hợp ống HDPE bị tắc cần phải dùng bơm nước xả trôi hết cát bùn, bụi bẩn để thông tắc ống.
- Trường hợp ống nhựa bị mất dây moil cần dùng đến những loại dây mồi chuyên dụng
- Lưu ý các công đoạn thi công cần đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật, cẩn thận tránh sai sót gây thiệt hại lớn.
- Ngoài ra cần đảm bảo an toàn lao động, trang bị bảo hộ đầy đủ để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Việc thi công ống cấp nước cần đảm bảo đúng theo quy trình yêu cầu đề ra nhằm đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo chất lượng công trình đạt chuẩn.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí!